Powered by Tú Cao
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tìm hiểu các dòng men đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng

Tìm hiểu các dòng men đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa gốm sứ Bát Tràng với những sản phẩm gốm sứ khác tại Việt Nam? Giới chuyên gia nhận định, chất liệu men chính là yếu tố khiến sản phẩm gốm Bát Tràng khác biệt so với những sản phẩm gốm sứ của làng nghề khác. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về những dòng men đặc trưng làm nên thương hiệu gốm sứ Bát Tràng.

Gốm sứ Bát Tràng sử dụng những loại men nào? 

Có 5 loại men thường được nghệ nhân lựa chọn sử dụng cho sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đó chính là: men lan, men nâu, men trắng (hay còn gọi là men ngà), men ngọc (xanh rêu) và men rạn

Đặc trưng men lam 

Men lam chính là dòng men được sử dụng đầu tiên trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vào thế kỷ thứ 14. Men được nghệ nhân sử dụng để vẽ họa tiết mây kết hợp trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, băng diềm của chân đèn và lư hương. Màu sắc của men lam chuyển hòa từ xanh chỉ, xanh thẫm cho đến xanh đen do men lam có độ thủy tinh hóa cao.

tim-hieu-men-lam-la-gi-vi-sao-duoc-ua-chuong-3

Gốm sứ Bát Tràng sử dụng men lam

Đặc trưng của men nâu 

Trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, men nâu được sử dụng để thể hiện các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng.

Về màu sắc, men nâu có sắc đỏ nên còn được gọi là màu nâu bã trầu, men không bóng, trên bề mặt thường có những vết sần. Vào khoảng thế kỷ 19, men nâu được phát triển thành một loại men bóng hay còn gọi là men da lươn và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Xem thêm: Tìm hiểu men lam là gì? Vì sao được ưa chuộng? 

Đặc trưng của men trắng (ngà)

Men trắng chính là một trong những loại men đặc trưng nhất của các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Men trắng sử dụng được một thời gian sẽ ngả sang màu vàng, nếu nung ở nhiệt độ cao có thể chuyển sang màu trắng xám, trắng sữa hoặc trắng đục. Chất liệu men này thường được sử dụng cho các sản phẩm như bình, lọ lư hương, tượng tròn, tượng rồng…

tim-hieu-cac-dong-men-dac-trung-cua-gom-su-bat-trang

Gốm sứ Bát Tràng sử dụng men trắng

Đặc trưng của men xanh rêu (xanh ngọc) 

Đây cũng chính là loại men được sử dụng từ thời kỳ đầu khi làng gốm Bát Tràng được thành lập. Vào khoảng thế kỷ 14 – 19, men xanh rêu kết hợp với men ngà, nâu tạo ra tam thái riêng của gốm. Thế kỷ 16 – 17,  men xanh rêu được sử dụng chuyên để vẽ mây, tổ điểm mảng diềm, đế, cột dọc long đình. Nhìn chung, loại men này dùng để tô điểm thêm hay vẽ mây trên gốm là thích hợp nhất, tạo sự nổi bật và thu hút cho sản phẩm.

Đặc trưng của men rạn 

Đây chính là chất liệu men vô cùng độc đáo trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Men được tạo ra do sự chênh lệch giữa độ co xương gốm và men. Các tài liệu cổ ghi lại, men rạn hay men rạn cổ đã xuất hiện lần đầu tiên ở lò gốm Bát Tràng vào khoảng cuối thế kỷ 16 và tồn tại cho đến ngày này.

dac-trung-cua-cac-san-pham-gom-su-men-ran

Gốm sứ Bát Tràng sử dụng men rạn

Đặc trưng của men rạn là xuất hiện các vết rạn chạy dọc và ngang thành nhiều hình tứ giác, tam giác nhỏ, giúp cho sản phẩm gốm sứ phảng phất nét đẹp cổ điển. Loại men này thường được sử dụng trên các sản phẩm như ấm trà có nắp, cặp nghê hay đài thờ. Để giúp cho sản phẩm gốm sứ thêm phần tinh tế, đẹp mắt hơn, các nghệ nhân đã sử dụng thêm kỹ thuật đắp nổi, khắc chìm cho sản phẩm.  Cũng chính là tính thẩm mỹ, độ tinh tế, cầu kỳ nên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được tạo ra từ chất liệu men này có giá thành cao hơn so với các sản phẩm men thông thường.

Nên mua gốm sứ Bát Tràng sử dụng dòng men nào? 

Có lẽ, việc nên mua gốm sứ Bát Tràng sử dụng dòng men nào sẽ phụ thuộc vào sở thích của mỗi khách hàng. Mỗi chất liệu men đều có nét đẹp riêng biệt, đều độc đáo và là sản phẩm nghệ thuật của nghệ nhân làng gốm. Bạn có thể sử dụng bất cứ loại men nào miễn là phù hợp với không gian trưng bày.

Trên đây chính là thông tin về những các dòng men đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng. Hy vọng sẽ giúp cho Quý khách hàng nắm được những thông tin cơ bản giúp chọn mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng.

Liên hệ: Gốm sứ Ngọc Long

error: Content is protected !!