Powered by Tú Cao
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tìm hiểu về nguyên liệu làm gốm sứ

Tìm hiểu về nguyên liệu làm gốm sứ

Đã bao giờ bạn thắc mắc, gốm sứ Bát Tràng được làm từ những nguyên liệu gì mà khiến cộng đồng người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, độ bền cũng như tính thẩm mỹ trên từng sản phẩm? Nếu như bạn cũng giống tôi, có chung câu hỏi về nguyên liệu làm gốm sứ thì hãy cùng tôi giải đáp băn khoăn này ở bài viết dưới đây.

Nguyên liệu chính được sử dụng để tạo ra gốm sứ Bát Tràng

Cũng giống như rất nhiều làng nghề làm gốm khác tại Việt Nam, nguyên liệu làm gốm sứ Bát Tràng là từ đất sét. Tuy nhiên, gốm sứ của làng nghề Bát Tràng được tạo ra từ 2 loại đất đặc trưng là đất Trúc Thôn và đất Cao Lanh.

Đặc điểm của đất sét Cao Lanh

Đất Cao Lanh được sử dụng làm nguyên liệu chính để tạo nên những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cao cấp. Đất có đặc điểm là tinh bở, chịu được nhiệt độ cao, sau khi nung cho ra thành phẩm vững chắc, bền và đẹp. Chính vì vậy, đất sét Cao lanh thường được sử dụng để tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng dùng trong gia đình, sứ mỹ nghệ, sứ cách điện hay sứ vệ sinh.

cao-lanh

Đất sét Cao Lanh nguyên liệu gốm sứ 

Nhóm đất sét Cao lanh cũng có nhiều loại với tính chất khác nhau. Nên khi được sử dụng để tạo ra các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sẽ có những đặc điểm, giá thành khác nhau.

Đặc điểm của đất Trúc Thôn

Đất Trúc Thôn cũng là loại đất được sử dụng để tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cao cấp. Đất với đặc tính dẻo, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám và chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên, so với đất Cao Lanh, đất Trúc Thôn có nhược điểm là hàm lượng oxit sắt cao nên khi sấy sẽ dẫn đến hiện tượng co ngót và sản phẩm gốm làm ra không đảm bảo được độ trắng sáng.

Xem thêm: Đặc trưng của các sản phẩm gốm sứ men rạn 

Cách pha chế nguyên liệu để tạo ra sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Đất sau khi được tuyển chọn, các nghệ nhân sẽ tiến hành pha chế. Đây chính là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình làm gốm, quyết định đến chất lượng sản phẩm.

Đất phải được xử lý ngâm nước ở 4 bể có độ cao khác nhau đó là bể đánh, bể lắng, bể phơi và bể ủ. Đây chính là công đoạn tốn nhiều công sức nhất, vất vả nhất trong quy thực hiện làm gốm sứ và đòi hỏi phải được các nghệ nhân có kinh nghiệm thực hiện.

tim-hieu-ve-nguyen-lieu-lam-gom-su

Xử lý đất trước khi làm gốm sứ

Hiện nay, tại làng nghề gốm Bát Tràng song song với cách xử lý đất truyền thống là sử dụng các bể có độ cao khác nhau, thì việc áp dụng máy móc hiện đại vào công đoạn xử lý đất đã giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đồng thời giảm được công sức của các nghệ nhân làm gốm.

Sau khi có nguyên liệu đất, các nghệ nhân sẽ tiến hành trộn theo một tỷ lệ nhất định, cho vào bình nghiền cùng với tỉ lệ nước phù hợp. Hỗn hợp đất và nước sẽ tạo ra hộ và được khử sắt để tạo nên loại đất dẻo, có thể sử dụng để chế tác ra các sản phẩm gốm sứ cao cấp và tinh tế, mang nét đặc trưng của gốm sứ Bát tràng.

Để tạo nên tính thẩm mỹ, nâng cao giá trị cho sản phẩm gốm sứ, các nghệ nhân Bát Tràng còn sử dụng sức sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ cùng khả năng lao động không biết mệt mỏi để tạo ra những nét vẽ độc đáo, đặc sắc trên từng sản phẩm gốm sứ. Công đoạn này được thực hiện hoàn toàn thủ công nên tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức và phải được thực hiện bởi những nghệ nhân lâu năm.

tim-hieu-ve-nguyen-lieu-lam-gom-su-1

Gốm sứ Bát tràng được thực hiện hoàn toàn thủ công

Có thể nói, việc lựa chọn nguyên liệu làm gốm sứ Bát Tràng quyết định thành công của một sản phẩm. Vì vậy, đây là công đoạn mà các nghệ nhân vô cùng coi trọng. Chính nhờ nguyên liệu tuyển chọn kỹ càng, mang nét đặc trưng, kết hợp quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng độc  đáo, được lưu giữ và truyền qua bao thế hệ, khiến cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không đơn thuần là sản phẩm gốm sứ mà còn là những “đứa con tinh thần”, là biểu tượng cho văn hóa của cả làng nghề – làng nghề gốm sứ Bát Tràng.

Liên hệ: Gốm sứ Ngọc Long

error: Content is protected !!